Vách ngăn di động

Cấu tạo và công dụng của vách ngăn di động
     Có thể đây là một ngôn từ khá lạ lẫm với một số người hoặc có thể có sự nhầm lẫn về sản phẩm. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, sản phẩm vách ngăn di động được các nhà thiết kế sử dụng thường xuyên trong các công trình của mình.
    Bởi tính năng ưu việt của nó trong điều kiện mặt bằng chật hẹp với chi phí đắt đỏ. Việc sử dụng vách ngăn di động giải quyết được phần nào trong việc giảm chi phí cho người sử dụng.



  Chúng tôi nêu lên một vài lợi ích cụ thể trong việc sử dụng vách ngăn di động:

- Tiết kiệm không gian và chi phí: chúng ta có thể sử dụng vách ngăn di động để ngăn chia phòng họp lớn thành 2 hay nhiều phòng họp nhỏ.
việc này làm giảm chi phí cho việc sử dụng mặt bằng đồng thời giảm chi phí mua sắm các thiết bị phòng họp liên quan như: máy chiếu, điều hoà, bàn ghế, thiết bị âm thanh .....
- Đảm bảo tính cách âm tốt: Vách ngăn di động có khả năng cách âm trên 5%.
- Sử dụng vách ngăn di động không cần ray dẫn hướng ở bên dưới.
- Vách ngăn di động có thể sử dụng nhiều loại bề mặt phù hợp với không gian văn phòng.


  Chúng ta tìm hiểu cụ thể về cấu tạo vách ngăn di động : 

- Chất liệu:

+ ray nhôm alod chịu lực, hệ profile nhôm định hình
+ bề mặt có thể sử dụng gỗ melamine, gỗ veneer, aluminum, nỉ ......
+ lõi: xương gỗ thông đã xử lý chống mối mọt và cong vênh. (mục đích giảm trọng lượng của vách đồng thời tăng độ cứng)
+ phần rỗng của lõi được lót bông thuỷ tinh và sợi khoáng nhằm đạt khả năng cách âm cao nhất.
+ Gia cố treo ray bằng tyren và kết cấu thép chuyên dụng.
+ Cấu tạo kết nối liên hoàn bằng hệ nhôm âm dương có luồn Zoang cao su chống va đập và tạo độ khít tối đa chống lọt âm.



- Cấu tạo:

+ Ray nhôm 2 điểm tỳ được liên kết với trần bê tông hoặc giàn không gian bằng kết cấu thép và thanh tyren
+ Mỗi tấm vách được kết nối với 2 bộ bi treo làm bằng nhựa POM chịu lực và chống mài mòn.
+ Bi chịu lực chạy trược 2 chiều trong hệ thống ray treo dẫn hướng bên trên.
+ Mỗi tấm vách có hệ thống chuyển động  trên và dưới được gắn kết với hệ bánh răng.
+ Hệ chuyển động có nhiệm vụ ép chặt vào nền nhà và ép vào ray trên nhằm mục đích phủ kín phần hở đồng thời cố định tấm vách tại vị trí đóng.
+ Muốn đóng hay mở hệ chuyển động cần sử dụng tay quay để tác động lực vào hệ bánh xe kết nối với hệ chuyển động của vách để điều khiển tấm ép.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét